Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

Báo cáo khảo sát hiện trường Sao La ở Thừa Thiên - Huế


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CHI CỤC KIỂM LÂM

BÁO CÁO
KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆN TRƯỜNG LOÀI SAO LA
(Pseudoryx nghetinhensis)
 
Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế
Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên
Chương trình Đông Dương







Chủ trì thực hiện : Hoàng Ngọc Khanh

Hoàn thành và biên tập :
Hoàng Ngọc Khanh
Nguyễn Văn trí Tín
Nguyễn Đại Anh Tuấn










Huế, tháng 5/1998

LỜI NÓI ĐẦU

Sao La (Pseudoryx nghetinhensis) là loài thú mới phát hiện ở Việt nam năm 1992, cũng là loài đặc hữu của Trường Sơn Bắc. Theo đánh giá ban đầu của một số nhà khoa học, vùng phân bố của chúng kéo dài từ Nghệ An  đến Quảng Nam . Mặc dù, đã có một số nhận định về vùng phân bố của Sao la như đã đề cập trên nhưng sự xác định tình trạng quần thể và vung phân bố cụ thể tại một số vùng thuộc pham vi phân bố chung của Sao la vẫn còn là vấn đề cần khẳng định.

Thừa Thiên Huế, qua đợt khảo sát thông tin Sao la năm 1996, đã ghi nhận một cách khái quát sự có mặt của loài thú này ở một số khu vực trong tỉnh. Song để có thể xác định cụ thể Sao la trên địa bàn, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế đã thực hiện cuộc khảo sát này với sự tài trợ của tổ chức Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) nhằm góp phần làm cơ sở cho các biện pháp quản lý bảo vệ Sao la kịp thời trên địa bàn tỉnh mình.

Do kinh nghiệm cũng như thời gian khảo sát hạn chế, báo cáo của chúng tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi hy vọng báo cáo này sẽ được bổ sung trong quá trình quản lý bảo vệ Sao la sau này.

PHẦN I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT TỔNG QUAN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

I. Điều kiện tự nhiên
1. Điều kiện địa lý :
Tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc vùng Bắc Trung bộ là tỉnh cuối cùng của vùng địa lý tự nhiên Trường sơn Bắc. Phí đông giáp tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng và biển Đông. Phía tây giáp Lào và tỉnh Quảng Trị, phí nam giáp Là và tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, phía bắc giáp biển đông.

            Tọa độ địa lý :            16o18’ - 16o33’ vĩ độ bắc
                                                107º9’ - 108º18’ kinh độ đông
            Tổng diện tích đất tự nhiên 500.290ha,là dãi đất hẹp của miền trung với chiều dài 127km, chiều rộng

2. Địa hình
Cũng như các tỉnh khác của Bắc Trường Sơn Thừa Thiên Huế có chiều ngang hẹp (60km). Dãy Trường Sơn Bắc đến địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế từ đỉnh 1.700m, biên giới với Quảng Trị, chạy dài qua phí đông huyện A Lưới và quay về phí đông bao phần phí nam của tỉnh rồi đổ ra biển đông ở đeo Hải Vân với các đỉnh vượt quá 1.700m như : Động Ngãi, Núi Mang, ạch Mã... goài ra Thừa Thiên Huế có hệ thống sông ngòi lớn bắt nguồn từ dãy Trương Sơn đổ về đồng bằng và ra biển Đông như Sông Hương ( sông Hữu Trạch và Tả Trạch), sông Bồ, sông Ô Lâu, sông truồi... hính tất cả các yếu tố này đã tạo ra một vùng đồi núi có địa hình tương đối phức tạp, chia cắt hiểm trở ở phí tây nam Thừa Thiên Huế, đây cũng là  địa hình thích hợp cho sự phân bố của Sao la.

3. Khí hậu thủy văn
Thừa Thiên Huế thuộc vùng khu vực nhiệt đới gió mùa, nó mang tính chất chuyển tiếp từ á xích đạo lên nội chí tuyến gió mùa. Là nơi chịu khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta với đặc trưng khí hậu nhiệt đới miền Nam và có một mùa đông tương đối lạnh ở miền Bắc.
Nhiệt độ bình quân năm từ 24 - 28oC (đối với vùng thấp, đồng bằng), 22 -23oC (đối với vùng núi). Khí hậu Thừa Thiên Huế chia ra hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 3 đến tháng8 với đặc điểm khô nóng có giáo Tây nam thịnh hành, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau với khí hậu ẩm ướt, nhiệt độ thấp, có gió mùa đông bắc thịnh hành, mùa này thường đi kèm với lụt bão. Lượng mưa bình quân năm là 2.800mm, mưa không đều thường tập trung vào tháng 9,10 và 11, chiếm 70% lượng mưa cả năm.

4. Tình hình tài nguyên rừng
Đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu và các nhân tố sinh thái khác  đã tạo cho Thừa Thiên Huế có nguồn tài nguyên rừng phong phú và đa dạng. Rừng thuộc rừng gỗ hỗn giao nhiều tầng, lá rậm thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới có giá trị cao. Đặc biệt có nhiều loài gỗ quý có giá trị cao như : gụ, kiền kiền, lim, sến, chò ... và nhiều lâm sản khác có giá trị  dùng làm nguyên liệu cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Theo số liệu của Phân Viện điều tra quy hoạch rừng Trung Trung bộ (Viện điều tra quy hoạch rừng) năm 1993 diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 337.044ha với độ che phủ là 34%, phân bố chủ yếu ở các đỉnh núi cao và khu vực thượng nguồn các con sông lớn trong tỉnh.

      - Rừng tự nhiên có diện tích là  : 154.560ha
      Phân ra :         Rừng giàu :                 37.858ha
                              Rừng trung bình :       39.758ha
                              Rừng nghèo :              68.068ha
                              Rừng phục hồi :         15.308ha
                              Rừng thông tự nhiên  :   568ha
      - Đất trống đồi trọc hiện có : 150.692ha chiếm 33% diện tích tự nhiên, đây là hậu quả do chiến tranh hủy diệt môi trường, đốt nương làm rẫy, khai thác không hợp lý và cháy rừng tạo nên.

Bên cạnh thực vật rừng đa dạng phong phú, còn có nguồn động vật dồi dào như : hổ, gấu, khỉ, nai, hoẵng, sao la, trĩ sao, gà lôi lam mào trắng... làm tăng thêm giá trị vô cùng quý giá của nguồn tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế.

II. Tình hình dân sinh kinh tế
Thừa Thiên Huế có số dân là 1.036.380 người (năm 1996) mật độ bình quân là 207 người/km2. Phần lớn dân cư Thừa Thiên Huế là người kinh, phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành phố, thị trấn và các đồng bằng ven biển. Các dân tộc thiểu số ở vùng núi có nguồn gốc từ người Mongolo phương nam vượt lên như Vân Kiều, Cà tu, Pa kô... chủ yếu tập trung ở các vùng núi như huyện Nam Đông, huyện A Lưới... dân cư thưa thớt, phân bố không đều. Phần lướn họ là nhừng dân tộc du canh, du cư, khai thác các nguồn lợi từ rừng nơi có Sao la sinh sống, đặc biệt là việc săn bắt trái phép và phát nương làm rẫy, đã ảnh hưởng không nhỏ đến rừng và nguồn lợi động vật rừng.
Nhìn chung kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế có sự chênh lệch lớn giữa các vùng đồng bằng và miền núi, thành phố và nông thôn. Bình quân lương thực đầu người đật hơn 205kg/năm. Điều đáng lưu ý là các hộ khá có thu nhập từ ngành nghề dịch vụ chiếm 20-30%, trong khi đó thu nhập các hộ nghèo chỉ chiếm 20% trong tổng thu nhập. So sánh các loại hình kinh tế hộ ở nông thôn thì những hộ thuần nông có mức thu nhập thấp nhất.

PHẦN II
MỤC ĐÍCH - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

I. Mục đích và nội dung khảo sát
1. Mục đích
Nhằm xác định thông tin Sao la theo phỏng vấn trước đây về tình trạng quần thể Sao la ở tỉnh Thừa Thiên Huế, làm cơ sở cho các biện pháp quản lý bảo vệ Sao la kịp thời trên địa bàn tỉnh.

2. Nội dung
Với mục đích trên, nội dung chủ yếu của đợt khảo sát này như sau :
- Mô tả hoàn cảnh rừng khu vực khảo sát
            + Vị trí địa lý, địa hình, đất đai, khí hậu thủy văn.
            + Khảo sát hiện trạng sinh cảnh rừng, ghi nhận các loài thực vật có quan hệ với Sao la trong vùng phân bố tư nhiên của khu vực khảo sát.

- Khảo sát các dấu hiệu về sự hiện diện của Sao la ở khu vực khảo sát (dấu chân, nơi ở, phân...) . Ghi nhận dấu vết hoạt động của các loài thú khác trong khu vực khảo sát.

- Điều tra các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến Sao la (hoàn cảnh sống, các mối de dọa tính mạng và các mối quan hệ khác).

II. Tư liệu và phương pháp khảo sát
1. Phương pháp khảo sát
Do thời gian và kinh phí hạn chế, việc khảo sát thực địa chỉ tiến hành ở một số điểm đại diện, nhằm xác minh, đánh giá đặc tính vùng sống và mức độ phong phú của Sao la ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khảo sát các dấu vết hoạt động của Sao la :
Trên các điểm có thông tin Sao la tiến hành khảo sát theo các tuyến dọc 2 bên khe suối, nhánh phụ của khe (khe cạn) và các lối mòn trên sườn núi, nơi các loài thú thường đi lại và hoạt động.

- Cách phát hiện các dấu chân Sao la:
Dấu chân phát hiện là dấu chân của thú móng guốc, gần giống dấu chân nai ở khu vực có dấu vết ăn các loài cây mà Sao la ưa thích trong “Danh lục cây làm thức ăn cho Sao la” của Đỗ Tước - Vũ Trong Dũng - Nguyễn Ngọc Chính trong “Một số dấu hiệu về hai loài thú mới phát hiện ở Việt Nam - năm 1996” - Viện điều tra quy hoạch rừng.

 -Cách do kích thước và bước đi dấu chân phát hiên :
 
Điều tra các loài động vật khác :
Sử dụng phương pháp phỏng vấn thợ săn, dân địa phương và quan sát các mẫu vật ở địa phương khi điều tra khảo sát (xã, thôn, bản) và khảo sát trực tiếp tại các điểm điều tra theo phương pháp sinh học hiện trường

Khảo sát hiện trạng sinh cảnh rừng :
Phương pháp đánh giá chất lượng sinh cảnh rừng theo phương pháp đánh giá của Viện Điều tra quy hoạch rừng (Đỗ Tước năm 1981).

2. Tư liệu khảo sát
* Dụng cụ khảo sát :
- Ống nhòm, máy ảnh, camera, đèn soi, thước đo, giấy bóng kính, túi đựng mẫu vật.
- Bản đồ địa hình tỉ lệ 1:50.000, máy GPS, địa bàn cầm tay.

* Địa điểm khảo sát :
+ Huyện Hương Thủy :
1. Khe Nghĩa - TK1016 - xã Dương Hòa - huyện Hương Thủy.
2. Khe Ngang - TK1012 - xã Dương Hòa - huyện Hương Thủy
3. Núi Rệ - TK994 - xã Dương Hòa - huyện Hương Thủy

+ Huyện Nam Đông :
4. Khe La Vân - TK1016 -1227 - xã Thượng Long - huyện Nam Đông
5. Khe Mụ Nú - TK1185-1186 - xã Thượng Quảng - huyện Nam Đông

+ Huyện A Lưới :
6. Khe A Nghe - TK1117-1118 - xã A Roàng - huyện A Lưới
7. Khe Tà Lai - TK1067-1085 xã Hương Nguyên - huyện A Lưới

* Thời gian khảo sát :
Do điều kiện thời tiết nên khoảng cách thời gian khảo sát giữa các điểm xa nhau. Trung bình mỗi điểm khảo sát từ 10-15 ngày.
- Thời gian bắt đầu : 18/9/1997
- Thời gian kết thúc : 05/4/1998.

* Nhân lực khảo sát :
- Cán bộ Chi cục Kiểm lâm và Hạt Kiểm lâm có liên quan đến địa bàn khảo sát (Hạt Kiểm lâm Hương Thủy, Nam Đông, A Lưới) và một cán bộ của Vườn Quốc gia Bạch Mã.
- PGS- PTS - Phó chủ nhiệm khoa Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng - Đại học lâm nghiệp Xuân Mai - Hà Nội.
- Thạc sỹ Trần Minh Đức - Phó chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp - Đại học Nông lâm Huế.

PHẦN III
KẾT QUẢ KHẢO SÁT

Chương I
KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆN TRƯỜNG CÁC KHU VỰC HUYỆN NAM ĐÔNG

A/ Khái quát khu vực huyện Nam Đông

I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí
Nam Đông là huyện miền núi, nằm ở phía Tây tỉnh TTH, phía Tây giáp huyện A Lưới, phia Đông giáp huyện Phú Lộc, phia nam giáp tỉnh Quảng Nam, phí bắc giáp huyện Hương Thuỷ.

Toạ độ địa lý :      16o00’-16o14’ vĩ độ bắc
                                    107o37’-107o52’ kinh độ đông

2. Địa hình :
Nam đông được bao bọc bởi dãy núi cao có 3 thung lũng nhỏ. Địa hình chia cắt mạnh gồm nhiều núi cao, suối sâu hiểm trở. Nam Đông có sông Tả Trạch dài 32km, hầu hết các con suối nhỏ bắt nguồn từ dãy núi cao từ 300-1.000m, độ dốc 15o-20o trở lên. Đất đai phổ biến là đất vàng phát triển trên đá ẹ granit.

3. Khí hậu
Nam đông chịu ảnh hưởng chung của khu vực khí hậu miền trung, có một số nét đặc thù riêng, thung lúng Nam Đông nằm ở sườn đông cua dãy Trường Sơn và sườn Tây của dãy Bạch Mã, một trong những trung tâm mưa lớn của nước ta. Mưa chủ yếu tập trung từ tháng 9-11, thời kỳ ít mưa từ tháng 1-4, lượng mưa trung bình năm khoảng 4350mm, nhiệt độ bình quân năm khoảng 24,3oC.

4. Tình hình rừng
Diện tích  rừng và đất rừng tự nhiên của huyện 55.097ha, chiếm 80% diện tích đất tự nhiên., trong đó :
-         Diện tíchcó rừng : 36.717ha
§        Rừng giàu : 12.112ha
§        Rừng trung bình : 12.751ha
§        Rừng ngheo : 10.489ha
§        Rừng phục hồi : 1.365ha
-         Diện tích đất trống không có rừng : 18.380ha, chiếm 26% diện tích đất tự nhiên.

II. Đặc điểm dân sinh kinh tế xã hội :
1. Dân cư dân tộc
Nam Đông có khoảng 1.9 van dân, có 2 dân tộc chính sinh sống đó làdân tộc Kinh và Cà tu, trong đó dân tộc Cà tu chiếm 40%. Gồm 10 xã và 1 thị trấn (Thị trấn Khe Tre). Đân cư phân bố không đồng đều, đa số tập trung tại các thung lũng như Khe Tre, Nam Đông và Kađe, một số sống rải rác dưới các chân núi : mật độ trung bình 32 người/km.

2. Tình hình kinh tế
Là huyện miền núi Nam Đông cũng nằm trong tình trạng chung của các huyện vùng cao trong cả nước có đặc điểm kinh tế chậm phát triển với diện tích 0,11ha đất nông nghiệp trên đầu người, không có cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Các dự án định canh định cư, FAO chưa phát huy tác dụng nên sức ép và rừng rất lớn nên việc đân tìm đất canh tác và khai thác trái phép lâm sản. Tập trung canh tác lâu đời là phát cốt đốt trỉa, cộng với mặt bằng dân trí còn thấp nên việc tiếp nhận và phát huy khoa học kỹ thuật và vốn đầu tư kém hiệu quả. Trước khi chia huyện (1990), nhận thức của nhân dân về các chính sách, chế độ cũng như các văn bản pháp luật còn hạn chế nên họ coi rừng là vô chủ, vô tận mặc sức tàn phá. Từ năm 1991 trở lại đây, người dan đã phần nào hiểu được sự tác hại trước mắt cũng như lâu dài của việc phá rừng trái phép nên các vụ vi phạm có phần thuyên giảm.
Riêng 2 xã Thượng Long, Thượng Quảng chúng tô khảo sát dân ở đây chủ yếu là người dân tộc Cà tu, ở xa trung tâm huyện, phương tiện thông tin còn hạn chế, tình hình dân trí thấp, dân sống chủ yếu dựa vào rừng. Vì vậy đã ảnh hưởng không ít trạng thái rừng ở đây. Nhìn chung điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ở khu vực điều tra khảo sát kém phần thuận lợi, điều này ảnh hưởng không ít đến sản xuất nông nghiệp tại đây.

B/ Kết quả khảo sát

I. Khu vực khe La Vân, xã Thượng Long
1. Vị trí khu vực khảo sát
Khe La Vân TK 1226-1227 thuộc địa phận xã Thượng Long, huyện Nam Đông , do lâm trường Nam Đông quản lý, là lưu vự khe đổ về thượng nguồn sông Tả Trạch (nhánh trái sông Hương), cách thị tấn Khe Tre huyện Nam Đông theo hướng tây nam khoảng 15 km (theo đường chim bay), phia tay và nam giáp tỉnh Quảng Nam cách xã A Vương huyện Hiên khoảng 1,5km.

Toạ độ vị trí trí khu vực khảo sát :   16o02’-16o05’ vĩ độ bắc
                                                                        107o38’-107o41’ kinh độ đông

2. Địa hình khu vực khảo sát :
Thượng nguồn khe La Vân có địa hình quá hiểm trở, chia cắt mạnh, có nhiều ghềnh thác và hang động (có thác cao gần 100m). Độ cao tuyệt đối từ 400-800m, độ dốc phổ biến từ 40-70o. Đây là khu vực tiếp giáp với đường phân thuỷ, phân chia ranh giới giữa Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Đất đai ở khu vực này phổ biến là Feralit màu vàng phát triển trên dá mẹ Granit và sa thạch, tầng đất mỏng đến trung bình, có nhiều đá lộ đầu dọc các khe lớn.

3. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn
- Khí hậu : Vào thời điểm điều tra (cuối tháng 2 năm 1998) thời tiết ở khu vực này tương đối ẩm mát, thường xuyên có mưa nhỏ và sương mù, thời gian có nắng trong ngày rất ít, đất rừng luôn ẩm ướt, thuận lợi cho sự phát triển của lớp cây dưới tán rừng (cây bụi, thảm tươi, cây tái sinh).
- Thuỷ văn : Do độ che phủ của rừng còn khá lớn nên hầu hết các con suối trong lưu vực đề có nước với lưu lượng trung bình. Một số con suối có thể can vào mùa khô nhưng không kiệt.

4. Trạng thái sinh cảnh rừng và thực vật ở khu vực khảo sát
Theo thống kê tài nguyên rừng năm 1993 của phân viện điều tra quy hoạch rừng Bắc trung bộ, khu vực thượng nguồn khe La Vân TK 1226với diện tích 1.005 ha trong đó 482 ha có rừng, TK 1227 với diện tích 1.227ha, trong đó 1.411ha có rừng chủ yếu ở trạng thái rừng giàu.
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy : Khu vực này phổ biến là rừng phục hồi sau chiến tranh, phân bố dọc theo các triền núi và bờ suối. Tổ thành rừng là các loài cây ưa sáng như : dẻ, thành ngạnh, đỏm, lim xẹt, mán đỉa... với đường kính trung bình khoảng 20 cm và chiều cao trung bình khoảng 16 m. Rừng trung bình, trạng thái IIIA3 chiếm tỉ lệ ít với tổ thành phổ biến là : sến mũ, kiền kiền, chò, chuồn... Trạng thái IIIb thường phân bố gần các dông núi và đỉnh núi với các loài cây phổ biến là chuồn, dầu, lèo heo, chò, ràng ràng, xanh, sến và đào. Chất lượng rừng ở khu vực khảo sát giảm sút nhiều do số lượng cây quá thành thục, rỗng ruột, cụt ngon chiếm tỉ lệ cao. Lớp cây tái sinh phổ biến ở đây là kiềm kiền, lim xanh, khu vực này ít có sự hiện diện của một số loài cây gỗ lớn thường gặp ở vùng khác như ươi bay, huện...nhưng lại thường gặp các loài cây thuộc họ phụ tre trúc như giang, nứa, lồ ô... Độ tàn che rừng khu vực này khoảng 0,4 - 0,5.

5. Các dấu  vết về sự hiện diện của Sao la ở khu vực khảo sát :
Theo kinh nghiệm của của thợ săn dẫn đường, chúng tôi đã phát hiện nhiều dấu vết của Sao la tại khu vực này. Trên các lối đi khu vực sườn núi cạnh khe có nhiều dấu vết ăn lá phổ biến ở các laòi cây như : môn thục, môn vóc, me chua đất và rải rác một số loài cây khác như thuồm luồm (Polygonum sinense), ngấy hường (Rubus parrifoluss)... Ngoài dấu vết ăn để lại, dọc 2 bên các khe thuộc khu vực thượng nguồn khe La Vân đã phát hiện 3 loại kích cỡ dấu chân kích thước như sau :

                                                                                                Đơn vị : mm
TT
Loại kích cỡ
Dấu chân
Bước chân
Ghi chú
Dài
Rộng
Ngắn nhất
Dài nhất
01
Loại 1
58
60
410
490
Bước đi
02
Loại 2
32
36
280
370
Nt
03
Loại 3
68
65
360
480
Nt

Qua kết quả phát hiện, đo đếm kích thước các dấu chân, bước đi và dấu vết thức ăn dể lại, chúng tôi nhận xét : Khu vực thượng nguồn khe La Vân TK1226-1227 có dấu vết hoạt động của Sao La, ước tính ít nhất có 4-5 Sao la đang sinh sống ở khu vực này. (Thạc sỹ Trần Minh Đức - Đại học Nông lâm Huế).

6. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến Sao la :
Khu vực này kể từ sau chiến tranh ít có sự tác động lớn của con người do ở xa làng bản, nên rừng phục hồi nhanh và có triển vọng tốt. Các hoạt động của con người chủ yếu mới diễn ra trong một số năm gần đây như khai thác trầm hương, mây, săn bắt rùa, cá chình, lấy mật ong. Đặc biệt trong thời gian này có hiện tượng bấy chồn khá phổ biến (bẫy sập để bắt sống) việc săn bắt Sao la có diễn ra (năm 1997 có 3 vụ nhưng chủ yếu là tình cờ hơn là chú ý săn bắt).
Tuy vậy vó mật độ đàn như hiện tại mà việc sát hại với số lượng nêu trên là thực sự đáng lo ngại, đặc biệt là khi người dân chủ động săn lùng hay đặt bẫy. Ngoài ra tại khu vực này đã ghi nhận được sự có mặt một số loài thiên địch của Sao la như chó sói, hổ... Tại địa điểm đó không phát hiện thấy dấu vết của Sao la mặc dù sinh cảnh rừng còn phù hợp và trước đây không lâu đã có  thông tin bắt gặp Sao la.

II. Khu vực Mụ Nú - xã Thượng Quảng :

1. Vị trí khu vực khảo sát
Thượng nguồn khe Mụ Nú TK 1185 - 1186 thuộc địa phận xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông, do Lâm trường Nam Đông quản lý  và lưu vực khe đổ về thượng nguồn sông Hữu Trạch (nhánh phải Sông Hương). Phí đông giáp xã Thượng Quảng cách UBND xã khoảng 7km (đường chim bay), phí nam giáp xã A Vương, huyện Hiên tỉnh Quảng Nam, phí tây giáp xã A Roàng, huyện A Lưới.

Tọa độ khu vực khảo sát :           16o00’ - 16o14’ vĩ độ bắc
                                                      107o32’ - 107o35 kinh độ đông

2. Địa hình khu vực khảo sát :
Địa hình khu vực này tương đối hiểm trở, có nhiều khe suối, hốc dá và ghềnh thác lớn cao từ 15-30m, do sự phân cách mạnh của địa hình. Độ cao trung bình  từ 400-500m, độ dốc tương đối lớn từ 50-80o. Đất đai ở khu vực này chủ yếu là đất vàng nhạt phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét và đất đỏ vàng phát triển trên đá mẹ granit.

3. Sinh cảnh rừng và hệ thực vật rừng ở khu vực khảo sát :
Khe Mụ Nú  TK1185 với diện tích 1736ha, trong đó diện tích có rừng là 1085 ha và TK 1186 với diện tích 1736ha, trong đó diện tích có rừng là 754ha, thuộc rừng phòng hộ, phổ biến là rừng trung bình và nghèo.
Qua điều tra khảo sát cho thấy khu vực này chủ yếu là rừng phục hồi sau chiến tranh. Tổ thành cây cao đơn giản chủ yếu là chò, trám, ươi, chua trường và gõ mật (Anogeissus tonkiensis pierre) bên cạnh đó một số loài quý hiếm tái sinh như : kim giao, thông nàng, hồng tùng, kiền kiền, lim xanh, trầm hường... Tầng cây thấp chủ yếu là thảm tươi và cây bụi phổ biến các loài cây thích nghi với độ ẩm như : môn vóc, môn thục, thường sơn, đặc biệt me chua đất với mật độ dày đặc ở hầu hết các khe thuộc lưu vực thượng nguồn khe Mụ Nú người dân địa phương thường gọi khu vực này là Khe Me. Độ tàn che khu vưc này trung bình  từ 0,4-0,5.

4. Các dấu vết về sự hiện diện của Sao la ở khu vực khảo sát :
Dấu vế thức ăn của Sao la ở khu vực này phát hiện phần lớn tập trung  ở các khu vực khe cạn nhiều đá, vì vậy việc phát hiện và đo đếm kích thước các dấu chân rất khó. Dấu vết ăn phát hiện để lại phổ biến ở các loài như me chua hoa đỏ (Oxalis depprei), môn vóc (thiên niên kiện), môn thục, cỏ xước (Amaranthus viridis). Tại các khu vực ngọn khe nơi có thác đổ, hiểm trở phát hiện một số hốc đá đất có dấu vết nghỉ nghơi của Sao la. Hầu hết các hốc đá ở các khu vực có tầm nhìn rộng, xung quanh hốc đá có dấu vết làm sạch, một số cây nhỏ bị dày xéo, đổ gãy và có nhiều dấu chân chồng chéo lên nhau.
      - Kích thước hang, hốc :
                  + Hốc đá :                  Dài :    2,5m
                                                      Rộng : 1,2m
                  + Hốc đá đất :            Dài : 2m
                                                      Rộng : 0,8m
Qua kết quả phát hiện dấu vết ăn, nơi nghỉ ngơi, chúng tôi có nhận xét : Khu vực thượng nguồn khe Mụ Nú có dấu vết hoạt động của Sao la; ước tính ít nhất 7-8 Sao la đang sinh sống ở khu vực này (Thạc sỹ Trần Minh Đức- ĐH Nông Lâm Huế)

5. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến Sao La :
Thượng nguồn khe Mụ Nú chủ yếu bị tác động của con người diễn ra dưới 2 hình thức đó là : nạn phá rừng và săn bắt động vật rừng. Trước đây một số mặt hàng có giá trị cao như trầm hương, gỗ gõ... thì lượng dân thường xuyên có mặt tại đây tương đối lớn, ảnh hưởng không ít tới sinh cảnh rừng tại đây. Sau này hết trầm, gỗ vận chuyển xa khó khăn nên hoạt động khai thác lâm sản tại khu vực này đã chấm dứt vài năm trước đây. Điều đáng quan tâm là nạn săn bắt thú rừng diễn ra ở đây, vì vận chuyển thú săn được tương đối dễ hơn so với các lâm sản khác.
Hoạt động săn bắt thường diễn ra bí mật nên tránh được sự kiểm soát của cơ quan chức năng, tuy hoạt động săn bắn diễn ra vào mùa khô, lượng thú săn được qua các năm không lớn nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự sống của các loài thú tại đây.

Chương II
KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆN TRƯỜNG
CÁC KHU VỰC HUYỆN HƯƠNG THỦY

A/ Khái quát khu vực khảo sát :

I. Điều kiện tự nhiên :
1. Vị trí địa lý
Hương Thủy là một huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế , có tổng diện tích tự nhiên là : 49.662ha. Phía đông giáp huyện Phú Vang, phía tây giáp huyện Nam Đông và A Lưới, phía nam giáp huyện Phú Lộc, phía bắc giáp TP Huế.
                 
Tọa độ địa lý :            16o10’ -16o30’ vĩ độ bắc
                                          107º29’ - 107º45’ kinh độ đông

2. Địa hình
Lãnh thổ nằm theo hướng tây bắc - đông nam, địa hình phức tạp chia cắt mạnh, mái núi hướng về phí đông, sông ngòi ngắn và dốc. Đất đai chia thành 2 vùng, vùng gò đồi và miền núi chiếm 70% tổng diện tích đất tự nhiên.

3. Thời tiết khí hậu thủy văn
Nằm trong vùng khí hậu Nam Á, song do vị trí địa lý của vùng lùi về phía nam nên chịu ảnh hưởng các yếu tó khí hậu khắc nghiệt hơn phía bắc. Nhiệt độ trung bình khoảng 23,5oC, lượng mưa trung bình năm là 3.030mm, dây là vùng mưa nhiều và tập trung, đặc biệt từ tháng 9-12.

4. Tình hình chung
Diện tích rừng và đất rừng của huyện khoảng 32.953ha, chiếm 66% diện tích đất tự nhiên của huyện.
      Trong đó :
                  - Diện tích đất có rừng :                   17.604ha
                     Phân ra :      + Rừng sản xuất :       10.091ha
                                          + Rừng phòng hộ :       7.240ha
                                          + Rừng đặc dụng :           272ha
Phân bố chủ yếu ở vùng núi cao, xa đường giao thông, do quá trình khai thác bừa bãi, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp.
                  - Diện tích đất không có rừng :        14.984ha chiếm 30% diện tích đất tự nhiên.

II. Đăc diểm kinh tế xã hội :
1. Dân cư, dân tộc
Hương Thủy có 11 xã và 1 thị trấn, trong đó có 2 xã vùng núi là Phú Sơn và Dương Hòa . Dân số cuối năm 1996 là 87.759 người gồm 17.926 hộ, mật độ dân cư bình quân 170 người/km2, phân bố không đồng đều, vùng gò đồi miền núi có 60người/km2. Dân tộc sinh sống chủ yếu là đồng bào dân tộc kinh.

2. Tình hình kinh tế
Hương Thủy là huyện bị chiến tranh tàn phá nặng nề, phần lớn đất đai san ủi bạc màu nên hiệu quả sản xuất chưa cao, đời sống dân cư ở các xã trên địa bàn có sự chênh lệch đáng kể. Những xã xa thành thị thiếu điều kiện thông tin nên còn duy trì nhiều tập tục lạc hậu.
Đa số dân cư sống bằng nghề nông nghiệp, tập quán sản xuất chủ yếu là sống và hoạt động sản xuất xen kẽ với rừng. Môt số hộ dân ở vùng gò đồi, vùng núi còn có tập quán đốt rừng làm nương rẫy và làm nghề rừng vào những mùa vụ nông nhàn..., phá vỡ cân bằng ảnh hưởng chung toàn bộ khu vực.

B/ Kết quả khảo sát

I. Khu vực khe Nghĩa, xã Dương Hòa

1. Vị trí khu vực khảo sát
Khe Nghĩa TK 1016 thuộc địa phận xã Dương Hòa, huyện Hương Thủy do Lâm trường Nam Hòa quản lý, là lưu vực của thượng nguồn Hữu Trạch (nhánh phải sông Hương), phía tây giáp xã Hương Nguyên (xã cũ) huyện A Lưới. Cách trung tâm huyên (thị trấn Phú Bài) khoảng 25 km theo hướng Tây nam.

Tọa độ địa lý :            16º12’ - 16º13’ vĩ độ bắc
                                          107º32’ - 107º34’ kinh độ đông

2. Địa hình khu vực khảo sát :
Khe Nghĩa địa hình hiểm trở, chia cắt mạnh, có nhiều khe phụ (khe cạn) xen giữa các khe nhỏ, dọc các khe lớn có nhiều gềnh thác và đá lộ đầu. Độ cao trung bình khu vực khảo sát từ 300-500m, khu vực cao nhất khoảng 700-750m. Các khu vực sườn núi, sát các khe độ dốc lớn 50º-70º . Đất đai tương đối ẩm, phổ biến là đất đỏ vàng phát triển  trên đá mẹ granit.

3. Đặc điểm khí hậu thủy văn :
- Khí hậu : Vào thời điểm điều tra cuối tháng 9/2007) thời tiết khu vực này tương đối ẩm, thường xuyên có mưa lớn vào buổi chiều và sương mù. Thời gian có nắng ít. Đất rừng luôn ẩm ướt.
- Thủy văn : Hầu hết các con suối lớn trong lưu vực đều có nước lưu lượng trung bình. Một số khe phụ có thể cạn vào mùa khô, do độ che phủ của rừng còn tương đối lớn.

4. Sinh cảnh rừng và hệ thực vật rừng ở khu vực khảo sát :
Theo thống kê hiện trạng tài nguyên rừng năm 1992 của Phân viện điều tra quy hoạch rừng Bắc trung bộ, khu vực này thuộc rừng phòng hộ, TK1016 với diện tích 1.229ha. Trong đó rừng giàu chiếm 243ha, rừng trung bình 419ha, rừng nghèo 419 ha, còn lại là rừng phục hồi.
Qua khảo sát nhận thấy : Rừng ở khu vực khe Nghĩa chủ yếu là rừng phục hồi sau chiến tranh. Rừng khép tán, nhiều tầng, tổ thành rừng cây cao, đơn giản, phổ biến là ươi, trám, chò và gõ, bên cạnh đó có một số loài quý hiếm tái sinh tạo ra sinh cảnh như : kiền kiền, lim xanh, kim giao, thông nàng, trầm hương... đặc biệt kim giao và thông nàng có mật độ tái sinh cao và chiếm ưu thế. Tầng cây thấp chủ yếu là thảm tươi và cây bụi, đăc biệt thảm tươi ở khu vực này tương đối dày đặc, chủ yếu các cây thích nghi với độ ẩm cao. Qua điều tra có khoảng trên 50 loài đóng vai trò chỉ thị hoàn cảnh, thức ăn và dược liệu (chi tiết ở phần phụ lục). Dọc các khe và khu vực sườn khe  tỷ lệ các cây môn thục (Homalomena aramatica) chiếm ưu thế. Ở các khu vực địa hình dốc có vách đá thì rừng thưa và ít có cây gỗ lớn, độ tàn che trung bình khu vực này từ 0,4-0,5.

5. Các dấu vết về sự hiện diện của Sao la ở khu vực khảo sát :
Sự xuất hiện của Sao la được ghi nhận đầu tiên ở khu vực này do chó săn đuổi và dồn xuống khe vào buổi sáng (lúc 7h30’) tại khu vực nhánh phụ khe Nghĩa, cách nhánh chính về phía trái khoảng 200m. Do phản ứng Sao la quá nhanh nên chó săn không đuổi kịp, vì vậy chúng tôi không nghi nhận được bằng hình ảnh mà chỉ phát hiện dấu chân và lối chạy của nó do chó đuổi. Ngoài dấu vết chân, tại khu vực này còn phát hiện nhiều dấu vết ăn để lại ở một số loài cây phổ biến là môn thục, môn vóc, rau tàu bay...(chi tiết phần phụ lục).
Sau đây là kết quả phát hiện đo đếm các kích thước dấu chân Sao la ở khu  vực khảo sát :
Đơn vị : mm
TT
Loại kích thước
Dấu chân
Bước chạy


Dài
Rộng
Dài
Rộng
1
Loại 1
80
72
900
950
2
Loại 2
62
64
-
-
3
Loại 3
58
60
-
-

Qua kết quả phát hiện, đo đếm kích thước các dấu chân và dấu vết thức ăn ở một số loài cây chúng tôi nhận xét : Khu vực khe Nghĩa TK1016 có dấu vết họat động của Sao la , ước tính ít nhất có 4 Sao la đang sinh sống ở khu vực này (PGS-PTS Phạm Nhật - Đại học Lâm nghiệp Hà Nội).

6. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến Sao la :
Qua điều tra khảo sát và phỏng vấn thợ săn, người dẫn đường cho biết : Ở khu vực này có 2 mối đe dọa lớn nhất của con người đó là nạn phá rừng và nạn săn bắt Sao la cũng như các loài động vật khác. Các dấu vết hoạt động khai thác gỗ lậu cũng như các lâm sản phụ khác như mây, lá nón... vẫn còn diễn ra khá phổ biến, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như hoạt động của Sao la và các loài động vật khác, vì đây là loài sống phụ thuộc rất chặt chẽ vào thiên nhiên (Đỗ Tước- Một số dẫn liệu về hai loài thú mới phát hiện - KHKT - Viện điều tra quy hoạch rừng - 1996). Ngoài ra các hoạt động săn bắt động vật nói chung và Sao la nói riêng cũng diễn ra với cường độ cao, nhiều hệ thống bẫy như : bẫy thắt, bẫy lao, bẫy sập... được cài dày đặc dọc theo các lối mòn của sườn núi. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hệ động vật rừng nói chung và quần thể Sao la nói riêng ở khu vực khe Nghĩa.


II. Khu vực khe Ngang TK 1002 :
Qua khai thác thông tin thợ săn trong đợt khảo sát này cho biết : cách đây 1,5 tháng (khoảng trung tuần tháng 7/1997, có một nhóm thợ săn đã bẫy được Sao la tại khu vực giao lưu của 3 nhánh phụ đổ xuống khe Ngang. Vì vậy chúng tôi tiến hành khảo sát hiện trường của khu vực này.

1. Vị trí khu vực khảo sát :
Khe Ngang TK 1002 , nằm trên tuyến đường khảo sát đến khe Nghĩa, cách khe Nghĩa khoảng 10km theo hướng đông bắc, khu vực này thuộc địa phận xã Dương Hoà thuộc Lâm trường Nan Hoà quản lý. Là nhánh của khe Đầy đổ về thượng nguồn sông Hữu Trạch  (nhánh phải sông Hương).

Toạ độ địa lý :            16o14’-16o16’ vĩ độ bắc
107o34’ – 107o36’ kinh độ đông

2. Địa hình khu vực khảo sát :
Tương tự khe Nghĩa, địa hình ở đây cũng tương đối hiểm trở, có nhiều khe suối, độ dốc lớn ở các khu vực sát khe và sườn núi. Độ cao trung bình từ 200-400m, có nơi độ cao lên 800m (động Mang Chan 861m). Hướng núi đông bắc, tây nam, có nhiều khe phụ do có sự phân cách mạnh của  địa hình.

3. Sinh cảnh rừng và hệ thực vật ở khu vực khảo sát :
Theo báo cáo của Lâm trường Nam Hoà cho biết, khu vực khe Ngang TK 1002 , hoạt động khai thác đã dựng lại cách đây 3 năm (từ năm 1994 trở lại đây). Đây là khu vực thuộc rừng phòng hộ với diện tích 842ha, chủ yếu là rừng phục hồi sau khai thác. Qua điều tra khảo sát cho thấy : rừng khu vực này đã khép tán và có nhiều tầng, tầng cây gỗ lớn  nhiều hơn cây tái sinh, chủ yếu là các loài : chò, gõ, kiền kiền, trám, ươi bay … đóng vai trò chỉ thị sinh cảnh. Độ tàn che của rừng ở đây khoảng 0,4.

4. Dấu vết về sự hiện diện của Sao la ở khu vực khảo sát :
Tại đây đã phát hiện dấu vết ăn của Sao la ở khu vực thượng nguồn  khe, cách ngã ba khe Ngang theo hướng tây nam khoảng 1km. Dấu vết thức ăn phổ biến là loài như môn thục và một số loài thuộc họ cà phê (Rubiaceae) như bòi ngòi trơn (Odenladia sp), họ khúc khắc (Smilacaceae) như cẩm cang (Smilax perfolia). Qua giám sát các dấu vết thức ăn để lại chúng tôi nhận định đây chính là dấu vết thức ăn của Sao la để lại từ 7-10 ngày trở lại. Ở độ cao 350m trở xuống sau khi khảo sát không phát hiện thấy dấu vết hoạt động của Sao la, mặc dù nguồn thức ăn của Sao la tương đối phong phú.
            Từ kết quả điều tra phát hiện trên chúng tôi nhận xét : Khu vực khe Ngang TK1002 có Sao la hoạt động sinh sống, nhưng với mật độ thấp có khoảng 2 Sao la đang sinh sống.

5. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến Sao la :
Cũng như khe Nghĩa, khu vực này bị tác động rất lớn bởi bàn tay con người như nạn phá rừng và khai thác lậu lâm sản, vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Dấu vết các lán trại của những người làm nghề rừng còn rất nhiều. Bên cạnh đó các hoạt động săn bắt thú vẫn còn diễn ra. Đặc biệt ở khu vực này trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã phát hiện hệ thống bẫy giàn (Trapsystem) có 2 gấu con (Gấu ngựa) khoảng 12-14 tháng tuổi đang bị mắc bẫy, đoàn khảo sát đã tập trung tháo gỡ bẫy và cứu hộ, nhưng do thời gian mắc bẫy quá lâu, 2 gấu con bị kiệt sức và chết, mặc dù đoàn đã ra sức cứu chữa. Điều này chứng tỏ khu vực này không những Sao la mà  các loài động vật khác đang bị đe dọa nghiêm trọng, vì vậy cần có biện pháp cấp bách để ngăn chặn việc săn bắt và tháo gỡ kịp thời các hệ thống bẫy ở khu vực này.

III. Khu vực Núi Rệ - TK994 :

            Theo thông tin bà con nông dân thôn Hộ , xã Dương Hòa, huyện Hương Thủy ngày 09/01/1998 đã phát hiện và bắt giữ một con thú rừng giống Sơn dương ở khu vực ruộng của thôn. Chi cuc Kiểm lâm TT Huế đã cử các cán bộ chuyên môn đến hiện trường bắt giữ và xác định con thú rừng đó  chính là Sao la (con vật đã chết khoảng 1 tiếng đồng hồ trước  khi các cán bộ Kiểm lâm đến).
            Sau khi khai thác thông tin từ phía người dân và người bắt được Sao la cho biết, con thú này từ hướng núi Rệ về thôn. Để xác minh thông tin này chúng tôi tiến hành khảo sát hiện trường các khu vực rừng xung quanh thôn và núi Rệ (núi Kê) TK994.

            1. Vị trí khu vực khảo sát :
            Núi Rệ thuộc đại phận xã Dương Hòa, huyện Hương Thủy, phí đông giáp thôn Hộ và sông Tả trạch, cách thôn Hộ khoảng 3 km, phía bắc giáp TP Huế, cách ngã 3 sông Hương (Phà Tuần) khoảng 7km, phía tây giáp xã Bình Thành, huyện Hương Trà, phia nam giáp xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc.

            Tọa độ địa lý :            16o18’ - 16o20’ vĩ độ bắc
                                                107o35’ - 107o36’ kinh độ đông.
           
2. Địa hình khu vực khảo sát :
Đồi núi trọc, khu vực đỉnh núi có nhiều đá lộ đầu lớn, vách đá dựng đứng cao từ 10-15m, có nhiều khe nhỏ đổ từ đỉnh núi xuống chảy về lưu vực khe Kê và đổ về sông Tả Trạch, độ dốc trung bình từ 30-35º, độ cao ở khu vực cao nhất (đỉnh núi Rệ) khoảng 610m, hướng núi đông nam, đông bắc.

3. Sinh cảnh rừng và hệ thực vật khu vực khảo sát :
Theo thống kê tài nguyên rừng năm 1993 của phân viện điều tra quy hoạch rừng Trung trung bộ, khu vực núi Rệ - TK994 với diện tích 766ha, trong đó chỉ có 93ha là có rừng ở trạng thái nghèo kiệt, còn lại là đất trống đồi trọc.
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy : Núi Rệ TK994 phần lớn là đồi núi trọc, chỉ còn một dãi rừng khoảng 10-15ha ở khu vực sườn núi hướng đông bắc, khu vực xung quanh thôn chủ yếu là đồi trọc và rừng trồng năm 1992 và 1994 (rừng bạch đàn, thông). Theo thông tin UBND xã Dương Hòa cho biết khu vực này trước đây là chiến khu, bị rải chất độc hóa học, vì vậy rừng khu vực này hầu như không còn, chỉ là đồi núi trọc, thực bì chủ yếu là cỏ tranh và lau lách cao quá đầu người (khoảng 2m). Dọc khu vực khe lớn có một số loài tái sinh như bai bai (Mallotus spp), chuối rừng, cọ rừng... và một số loài thảm tươi cây bụi khác. Tỉ lệ các cây là đối tượng thức ăn của Sao la rất ít.

4. Các dấu vết về sự hiện diện của Sao la ở khu vực khảo sát:
Ở các khu vực sườn núi và khe đồi từ đỉnh núi Rệ xuống cách đỉnh khoảng 100m phát hiện các dấu vết ăn ở một số loài cây như môn thục, môn vót, nõn chuối non và một số cây thuộc họ gừng (Zingiberaceae). Tại các khu vực có dấu ăn này, phát hiện thấy dấu chân của thú móng guốc tương tự dấu chân chúng tôi đã ghi nhận ở khu vực bà con nông dân thôn Hộ vây bắt Sao la nói trên.
Kích thước như sau : Dài : 62mm
                                                Rộng : 53mm
Tiếp tục khảo sát các khu vực khác xung quanh núi Rệ ít thấy có dấu vết hoạt động của Sao la. Tai khu vực đỉnh núi Rệ có những tảng đá đã lộ đầu to nằm cạnh nhau tạo thành hang và hốc, nhưng qua khảo sát không tìm thấy  dấu vết nghỉ ngơi của các loài thú ở đây. Dọc theo các lối mòn ở dãy núi phát hiện có rất nhiều dấu vết chân chó sói chồng chéo nhau.
Qua kết quả phát hiện ghi nhận các dấu vết ở khu vực khảo sát chúng tôi nhận xét : Núi rệ TK994 và các khu vực rừng lân cận chỉ là nơi di chuyển của Sao la bị dồn ép về từ các hướng của thượng nguồn 2 nhánh sông Tả Trạch và Hữu Trạch về núi Rệ (do hoạt động của con người hoặc thiên địch chó sói), tai đây Sao la đã di chuyển về thôn Hộ và đã bị người dân phát hiện bắt giữ như báo cáo ở trên.

 5. Một số dẫn liệu sinh học về cá thể Sao la bắt được ở thôn Hộ :
            - Con đực trưởng thành, nặng 52kg
            - Dài sừng : 380mm (nhánh trái) ; 360mm (nhánh phải)
            - Khoảng cách giữa 2 đỉnh sừng : 120mm
            - Dài tai : 130mm
            - Dài đầu : 258mm
- Rộng mắt : 30mm
- Khoảng cách giữa 2 mắt : 152mm
- Dài thân : 1200mm
- Vòng ngực : 935mm
- Dài khuỷu trước : 285mm
- Dài khuỷu sau : 360mm
- Dài đùi trước : 310mm
- Dài đùi sau : 450mm
- Dài đuôi : 140mm.



Chương III
KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆN TRƯỜNG CÁC KHU VỰC HUYỆN A LƯỚI

A/ KHÁI QUÁT KHU VỰC KHẢO SÁT

I. Điều kiện tự nhiên :
            1. Vị trí :
            A Lưới là huyện miền núi, nằm ở phí tây nam tỉnh Thừa Thiên Huế, phía tây giáp Lào và tỉnh Quảng Trị, phí động giáp TP Huế và huyện nam Đông, phía nam giáp Lào và tỉnh Quảng Nam, phía bắc giáp huyện Phong Điền và tỉnh Quảng Trị.
            Tọa độ địa lý :            16º00 -16º21’ vĩ độ bắc
                                                107º15’ - 107º32’ kinh độ đông

            2. Địa hình :
            Địa hình khu vực A Lưới thuộc dạng núi trung bình đến núi cao, xung quanh là núi cao liền dãy, gồm 2 dãy đông chính và nhiều dãy phụ chia cắt, có xu hướng thấp dần về phí đông (đầu nguồn sông Hương), giữa là thung lũng với độ cao bình quân từ 550-600m, đỉnh cao nhất là 1.500m. Độ dốc trung bình khoảng 20-30º . Vùng trung tâm thung lũng A Lưới gồm những ngọn đồi bát úp, đất đai chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá mẹ granit và đất phù sa bồi tụ.

            3. Thời tiết khí hậu thủy văn :
            Theo phân vùng khí hậu, A Lưới nằm trong tiểu vùng II2, thuộc vùng II của khí hậu Bình Trị Thiên cũ. Nét riêng biệt của khí hậu ở A Lưới là lượng mưa bình quân cao nhất khoảng 5.845mm/năm, nhiệt độ bình quân thấp nhất là 21,4oC , nhiệt độ ngày và đêm biến động rất lớn, mưa nắng đột ngột. Số ngày mưa cao, ít chịu ảnh hưởng của bão. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

            4. Tình hình rừng :
            Theo kết quả thống kê của Phân viện điều tra quy hoạch rừng Bắc Trung bộ năm 1993, diện tích rừng và đất rừng huyện A lưới là 100.345ha chiếm 86% diện tích đất tự nhiên.

            Trong đó :      - Diện tích đã có rừng là :     59.369ha
                                    Phân ra :         + Rừng giàu : 18.841ha
                                                            + Rừng trung bình : 20.558ha
                                                            + Rừng nghèo : 17.327ha
                                                            + Rừng phục hồi : 2.076ha
                                    - Diện tích đất không có rừng là : 40.949ha chiếm 35% diện tích đất tự nhiên.

II. Đặc điểm dân sinh kinh tế :
            1. Dân số - dân cư :
            Dân số huyện A Lưới theo thống kê năm 1996 khoảng 33.214 người, có 3 dân tộc chính : Pa Kô chiếm 38%, Tà Ôi chiếm 26%, Cà Tu chiếm 9%, còn lại là dân tộc Pa Hy, Vân Kiều và người Kinh. A Lưới có 20 xã và 01 thị trấn, dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thị trấn A lưới và Bốt Đỏ, mật độ trung bình 28 người/km2.

            2. Tình hình kinh tế :
            A lưới là huyện miền núi, cách xa thành phố, đường sá đi lại khó khăn, vì vậy kinh tế ở đây phát triển chậm hơn so với các huyện miền núi khác của tỉnh TT Huế. Dân cư chủ yếu là dân tộc thiểu số sống định cư nhưng du canh, hình thức canh tác chủ yếu đốt phát rừng làm nương rẫy và vào rừng thu nhặt các loại lâm sản, săn bắt chim thú. Lương thực thường thiếu ăn từ 2-3 tháng trong năm. Tình hình dân trí thấp, toàn huyện chỉ có một trường cấp II, III ở trung tâm huyện, số học sinh đến trường rất ít. Nhận thức của nhân dân về các chính sách, chế độ cũng như các văn bản pháp luật còn rất hạn chế.

B/ KẾT QUẢ KHẢO SÁT

I. Khe A Nghe - TK1117 xã A Roàng :
            1. Vị trí khu vực khảo sát :
            Khe A Nghe ( Thượng nguồn khe Rào nái) TK1117 - 1118 thuộc địa phận xã A Roàng, huyện A Lưới, do Lâm trường A Lưới quản lý, nằm về phía đông nam của thung lũng A Lưới. Phía Nam giáp biên giới Việt Lào, phía tây giáp đường 14 (đại lộ Hồ Chí Minh) cách khoảng 5km, là lưu vực khe đổ về thượng nguồn sông Bồ.
Tọa độ địa lý :            16º5’ -16º7’ vĩ độ bắc
                                    107º25’ - 107º27’ kinh độ đông.

2. Địa hình khu vực khảo sát :
Thượng nguồn khe A Nghe, địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh, có nhiều khe suối (khe phụ). Độ cao trung bình từ 400-700m, độ dốc phổ biến từ 30-45º. Hướng núi thấp dần theo hướng đông bắc. Đây là khu vực tiếp giáp với đường phân thủy phân chia ranh giới giữa Việt nam và Lào. Đất đai chủ yếu là đất feralit màu vàng nhạt phát triển trên đá mẹ sa phiến thạch và granit.

3. Đặc điểm khí hậu thủy văn :
- Khí hậu : Vào thời điểm điều tra (cuối tháng 3 năm 1998, thời tiết ẩm mát, ít có mưa, nhiệt độ thay đổi đột ngột, ngày nắng nóng, đêm lạnh và sương mù, đất rừng luôn ẩm vì độ tàn che rừng ở khu vực này còn tương đối lớn.
- Thủy văn : Hầu hết các con suối trong lưu vực đều có nước, nhưng với lưu lượng rất ít, có thể khô kiệt vào mùa khô, các con suối lớn (khe chính) với lưu lượng trung bình.

4. Sinh cảnh rừng và hệ thực vật ở khu vực kkảo sát :
Khe A Nghe TK1117-1118 thuộc khu vực rừng phòng hộ, rừng ở đây chủ yếu là rừng phục hồi sau chiến tranh. Tổ thành rừng là các loài cây ưa sáng như lim xẹt, dẻ, thành ngạnh..., với D1,3 = 20cm và chiều cao trung bình khoảng 10-15m. Rừng trung bình ở trạng thái IIIb chủ yếu là ràng ràng, đào, xanh, dầu, chò và chuồn. Lớp cây tái sinh ở đây phổ biến là kiền kiền, lim xanh, ươi, trám... Tầng cây thấp chủ yếu là thảm tươi và cây bụi, đó là những loài thích nghi với độ ẩm cao. Qua điều tra thống kê có trên 50 loài đóng vai trò chỉ thị và sinh cảnh thức ăn cho Sao la.

5. Các dấu vết về sự hiện diện của Sao la ở khu vực khảo sát :
Tại khu vực nhánh phụ khe A nghe, cách biên giới Việt Lào khảng 400m phát hiện dấu vết ăn của Sao la rất nhiều theo một lối dài khoảng 100m, dọc hai bên khe và sườn khe, phổ biến là các loài : môn thục, môn vóc, me chua, cỏ xước... Dọc các lối có dấu vết ăn cũng đã phát hiện các dấu chân của loài này, kích thước đo đếm được như sau :                                                          
Đơn vị : mm
TT
Loại kích thước
Dấu chân
Bước đi
Dài
Rộng
Dài
Rộng
1
Loại 1
75
78
480
550
2
Loại 2
40
43
350
430

Qua kết quả điều tra phát hiện dấu vết thức ăn và đo đếm các dấu chân, chúng tôi nhận xét  Khu vực A Nghe TK 1117 - 1118 có dấu vết hoạt động của Sao la, ước tính có khoảng 3 Sao la đang sinh sống ở khu vực này.

6. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến Sao la :
So với các khu vực khảo sát khác, khe A Nghe TK1117-1118 ít bị tác động của con người vì đây là khu vực giáp ranh với biên giới Việt Lào, có sự giám sát và kiểm tra nghiêm ngặt. Tuy nhiên, một vài nơi cũng có người ra vào làm nghề rừng như khai thác mây, lá nón... Hiện tượng đặt bẫy săn thú ở đây cũng tương đối ít, chủ yếu là người địa phương săn bắt trong các chuyến đi rừng để cải thiện.

II. Khu vực khe Tà Lai - xã Hương Nguyên :

1. Vị trí khảo sát :
Khu vực khe Tà Lai - TK 1076 -1085 thuộc địa phận xã Hương Nguyên, huyện A Lưới, do Ban quản lý rừng phòng hộ  Sông Bồ quản lý. Nằm về phía đông nam của thung lũng A Lưới. Phía Nam giáp xã A Roàng, phía tây giáp đường 14 (đại lộ Hồ Chí Minh) , cách đường 14 khoảng 9km. Là lưu vực khe đổ về thượng nguồn sông Bồ.
Tọa độ địa lý :            16º11’ - 16º13’ vĩ độ bắc
                                    107º22’ - 107º24’ kinh độ đông

2. Địa hình khu vực khảo sát :
Khu vực khe Tà Lai, địa hình tương đối dốc, khá hiểm trở, có nhiều khe phụ xen giữa các khe nhỏ. Độ cao trung bình khu vực khảo sát từ 300-600m. Các khu sườn núi, sát khe độ dốc lớn từ 50º-80º . Đất đai ở đây tương đối ẩm, chủ yếu là đất vàng đỏ phát triển trên đá mẹ granit và đất bồi tụ ven sông suối (không dáng kể).

3. Sinh cảnh rừng và hệ thực vật khu vực khảo sát :
Theo thống kê hiện trạng tài nguyên rừng khu vực khe Tà Lai TK1076 với diện tích 946ha, trong đó 604ha à có rừng, TK 1085 với diện tích 826ha trong đó 544ha có rừng phổ biến ở trạng thái nghèo. Qua điều tra khảo sát chúng tôi thấy : Rừng khu vực khe Tà lai  chủ yếu là rừng nghèo và rừng phục hồi sau chiến tranh. Tổ thành cây cao, chủ yếu là kiền kiền, chò, trám và gõ, tầng tái sinh phát triển trương đối mạnh, tầng cây thấp phổ biến chủ yếu là thảm và tầng cây bụi dày đặc. Độ tàn che khu vực này khoảng 0,4.

4. Các dấu vết về sự hiện diện của Sao la ở khu vực khảo sát :
Tại đây khu vực này đã phát hiện dấu vết Sao la rất rõ để lại ở khu vực có cát, dọc 2 bên khe chính của khe Tà Lai. Trên các lối mòn khu vực sườn khe phát hiện các dấu vết ăn ở lá phổ biến là các loài như thường sơn (Rugina parviflora) và thài lài trắng (Commelina communis).
Ngoài các dấu vết trên, khu vực thượng nguồn khe, nơi có thác cao nguy hiểm phát hiện các hang có dấu vết nghỉ ngơi của Sao la, đó là các dấu vết chân chồng chéo nhau và phân. Kích thước các  hang phát hiện như sau :

Hang đá :        Dài : 2,4m                  Hốc đá :          Dài : 1,7m
                        Rộng : 0,6m                                       Rộng : 2m
                        Cao : 2,5m

Kích thước các dấu chân và bước đi phát hiện đo đếm được như sau :
                                                                                    Đơn vị : mm
TT
Loại kích cỡ
Dấu chân
Bước đi


Ngắn nhất
Dài nhất
1
Loại 1
65
60
320
450
2
Loại 2
48
42
300
480

            Qua kết quả phát hiện dấu vết hang ở, thức ăn và dấu chân, chúng tôi nhận xét : khu vực khe Tà Lai TK 1076 - 1085 có dấu vết hoạt động của Sao la, ước tính có ít nhất 4 Sao la đang sinh sống ở khu vực này.

            5. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến Sao la:
            Qua điều tra khảo sát cho biết : khu vực khe Tà Lai ở cách xa vùng dân cư, điự hình hiểm trở nên sự tác động của con người ở đây tương đối ít. Chủ yếu là các hoạt động khai thác mây, lá nón rải rác các khu vực 2 bên khe suối lớn lưu vực sông Bồ. Viêc săn bắt Sao la vẫn còn diễn ra chẳng hạn năm 1997 xảy ra 2 vụ, nhưng chủ yếu do tình cờ trong quá trình khai thác mây và lá nón. Tuy nhiên với mật độ đàn và vùng sống của Sao la han hẹp như vậy thì đây à vấn đề thực sự đáng quan tâm.

Chương  IV
MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ THỰC TRẠNG LOÀI SAO LA
Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

            Từ kết quả thu đựợc tại 7 điểm khảo sát chính thức thuộc 3 trong 5 huyện có rừng tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế như đã trình bày, kết hợp với các điểm khảo sát bổ sung như : khu vực khe La Ma xã Hương Sơn huyện Nam Đông (năm 1996) và các kết quả khảo sát độc lập của Trường Đại học Nông lâm Huế ở các địa điểm khác trên cùng địa bàn, chúng tôi bước đầu đưa ra những nhận định chung về thực trạng Sao la ở Thừa Thiên Huế như sau :
           
            I. Mật độ và phạm vi phân bố quần thể Sao la
            Số lượng Sao la được ghi nhận qua 7 điểm khảo sát điển hình thuộc 3 huyện là trên 25 cá thể thuộc 11 tiểu khu, tức là có khoảng trên 2 Sao la trên 1 tiểu khu khảo sát. Trong khi đó theo báo cáo điều tra thông tin Sao la năm 1996, số tiểu khu có thông tin Sao la phân bố là 45 tiểu khu thuộc 4 huyện : Nam Đông, A Lưới, Hương Thủy, Hương Trà. Cũng trong đợt khảo sát này chúng tôi thống kê được số tiểu khu có thông tin Sao la cùng trạng thái hoàn cảnh với các điểm khảo sát điển hình là 61 tiểu khu (xem phụ lục VII).
            Như vậy số lượng Sao la hiện có ở 4 huyện ước tính khoảng từ 120-150 con. Điều này cho thấy mật độ Sao la  ở Thừa Thiên Huế tương đối lớn, phân bố tương đối tập trung, chủ yếu ở các khu vưc khe suối thượng nguồn các con sông : sông Hữu Trach, Tả Trạch và sông Bồ. Phạm vi phân bố khoảng 58.399ha chiếm 17% diện tích đất lâm nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

            II. Đặc điểm sinh thái vùng phân bố Sao la ở Thừa Thiên Huế :
            Ở Thừa Thiên Huế, Sao la phân bố ở rừng tự nhiên, sinh cảnh thích hợp chủ yếu là rừng thứ sinh phục hồi, kín tán, nhiều tầng và thường xanh. Nhìn chung trạng thái rừng thích hợp cho Sao la không phụ thuộc nhiều vào tổ thành tầng cây cao mà chủ yếu phụ thuộc vào khả năng tạo lập hoàn cảnh của trạng thái rừng, đặc biệt là độ tàn che và kết cấu tầng thứ, vì tổ thành thảm tươi (thành phần có quan hệ chặt chẽ với Sao la) lại phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố này.
            Qua điều tra có khoảng trên 50 loài thảm tươi chỉ thị sinh cảnh và thức ăn cho Sao la với trữ lượng lớn và dày đặc ở các khu vực có Sao la sinh sống, như vậy lượng thức ăn ở đây có thể nói rất dồi dào so với số lượng đàn và mật độ Sao la hiện có tại các điểm khảo sát. Sao la thường phân bố ở các khu vực địa hình chia cắt hiểm trở, có nhiều khe suối, độ dốc tương đối lớn ở độ cao dưới 1.000m, nơi có khí hậu và đất đai ẩm ướt.

            III. Một số đặc điểm sinh vật học và tập quán sinh hoạt của Sao la :
            Mặc dù Sao la được phát hiện và công bố từ lâu (1992), song những nghiên cứu về đặc tính  sinh vât học cũng như tập tính sinh hoạt của nó vẫn còn thiếu. Tuy nhiên trong đợt khảo sát này qua điều tra trong địa phương những người trực tiếp săn bắt Sao la kết hợp với những kết quả khảo sát ở thực địa, chúng tôi bước đầu cũng có nhận xét về tập tính sinh hoạt của Sao la như sau :
            - Sao la có hoạt động kiếm ăn vào ban ngày, thời gian bắt gặp vào buổi sáng khoảng từ 5-10 giờ sáng, sau đó tìm nơi nghỉ ngơi.
            - Sao la thường đi riêng lẻ hoặc theo từng cặp nhưng thường là mẹ và con, không đi theo bầy đàn. Vùng cư trú và họat động của chúng khá ổn định trừ khi có mối đe dọa bởi thiên địch hay sự xáo trộn do con người.
            - Rất hiếm gặp Sao la cùng kiếm ăn với loài khác.
            - Sao la là loài thú có khả năng tự vệ kém, nhưng chúng có thể phát hiện được kẻ thù từ xa nhờ các cơ quan thính giác và khứu giác rất nhạy và thính. Khi phát hiện kẻ thù chúng trốn chạy rất nhanh trên các lèn vách đá hiểm trở hoặc chạy từ các dông núi xuống các khe lớn có nước để ẩn nấp khi bị dồn đuổi chó sói, chó săn.
            - Nơi cư trú của Sao la thường là các hang, hốc đá ở các khu vực ngọn khe, hiểm trở, nơi các loài thú khác khó tiếp cận, có tầm nhìn rộng dễ phát hiện từ xa và ít bị tác động bởi con người.
            - Mùa sinh sản của Sao la không được rõ, song qua quá trình điều tra thì số lượng các mẫu vật Sao la con bắt được là đáng kể như  ở A Lưới, tại thôn Ka rôn xã A Roàng, năm.... Ka Khứa săn được 2 Sao la, ở Nam Đông tại đội 8, xã Thượng Long năm 1996 do ông Phạm Văn Thượng bắt được 1 Sao la con. Điều này chứng tỏ các thế hệ Sao la được chuyển giao tương đối tốt, khả năng phục hồi bầy đàn Sao la ở đây là khả dĩ nếu có kế hoạch quản lý và bảo vệ rừng tốt.

PHẦN IV
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

            I. Một số kết luận chung :
            Với những dẫn liệu đã thu thập được thông qua quá trình khảo sát hiện trường một số điểm có thông tin Sao la ở tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi có một số nhận xét như sau :
            + Hiện tại Sao la vẫn còn phổ biến ở các khu vực rừng tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế. Tập trung chủ yếu ở các khu vực thượng nguồn hai nhánh sông chính của sông Hương (sông Hữu Trạch, sông Tả Trạch), và thượng nguồn sông Bồ, dọc theo dãy Trường Sơn bắc, thuộc 3 huyện Nam Đông, A Lưới, Hương Thủy. Một số lượng quần thể còn tương đối đáng kể, đủ khả năng cho bảo tồn trong tương lai ở Thừa Thiên Huế.
            + Sinh cảnh rừng thích hợp cho Sao la hiện nay ở tỉnh Thừa Thiên Huế  là rừng kín tán, thường xanh, nhiều tầng, phổ biến phục hồ sau chiến tranh. Những vùng có địa hình chia cắt hiểm trở, nhiều sông suối, có độ dốc tương đối lớn ở độ cao dưới 1.000m, đất rừng mát ẩm thuận lợi cho sự phát triển của lớp thảm tươi thường là nơi sinh sống của loài thú này.
            + Thực vật ở hiện trường khảo sát tương đối đa dạng và phong phú. Ở độ cao trên 400m có nhiều loài gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế cao như : gõ, kiền kiền, kim giao, lim xanh chò, huỷnh... Thảm tươi cây bụi dày đặc, qua điều tra có khoảng trên 50 loài đóng vai trò chỉ thị sinh cảnh, dược liệu và thức ăn cho Sao la. (Xem phụ lục I, II, III).
            + Đông vật qua điều tra ở các khu vực khảo sát có khoảng trên 40 loài bao gồm thú, chim và bò sát, trong đó có một só loài quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam như gấu, hổ, báo lửa, cầy mực, trĩ sao, gà lôi... (Xem phụ ục IV, V, VI).
            + Hiện tượng phá rừng , săn bắt Sao la cũng như các loài động vật  khác vẫn còn diễn ra phổ biến, do chưa được quản lý tốt ảnh hưởng đến trạng thái rừng, hoạt động của Sao la cũng như  các loài động vật khác có trong vùng phân bố khảo sát.
            + Chắc chắn là giữa vùng phân bố Sao la tại Thừa Thiên Huế với các khu vực lân cận (đặc biệt là huyện Hiên tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng và nước Lào) có mối quan hệ mật thiết và hỗ trợ, trao đổi lẫn nhau.

            II. Kiến nghị :
            + Theo kết quả điều tra cho biết các khu vực có Sao la phân bố, phần lớn nằm ở khu vực  dân cư chủ yếu là người dân tộc  sống dựa vào rừng và làm nghề rừng với tập quán lâu đời là hoạt động săn bắt động vật rừng và làm nghề rừng, nhận thức về bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy cần đầu tư và có những biện pháp cấp bách để bảo vệ Sao la kịp thời. Cần thiết bước đầu có kế hoạch truyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ động vật hoang dã nói chung và Sao la nói riêng ở các địa phương có thông tin Sao la.
            + Do thời gian, kinh phí cũng như trình độ chuyên môn có hạn nên kết quả còn hạn chế. Vì vậy đề nghị có những nghiên cứu tiếp theo về tình trạng và quy mô phân bố Sao la ở Tỉnh Thừa Thiên Huế, trên cơ sở đó xây dựng phương án bảo tồn và phát triển Sao la lâu dài trên địa bàn tỉnh.
            + Để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về quản lý động vật rừng nói chung và Sao la nói riêng cần có bồi dưỡng tập huấn về nghiệp vụ. Đồng thời có các chuyên gia cùng phối hợp điều tra thực hiện.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.      Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường, 1992. Sách Đỏ Việt Nam phần động vật. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội.
2.      Đỗ Tước, 1991. Tài liệu hướng dẫn điều tra Động vật rừng.. Lưu hành nội bộ. Viện điều tra quy hoạch rừng.
3.      Đỗ Tước,   . Hai loài thú mới phát hiện ở Việt Nam. Trong cuốn Công trình khoa học kỹ thuật Điều tra quy hoạch rừng. 1991-1995. Nhà xuất bản Khoa học Nông nghiệp Hà Nội.
4.      Đỗ Tước , 1996. Dự án quy hoạch bảo vệ và phát triển động vật quý hiếm Việt Nam. Viện Điều tra quy hoạch rừng.
5.      IUCN, 1994. IUCN RED LIST CATEGORIES - SWITZERLAND.
6.      Phạm Đức Lân, 1991. Báo cáo diễn biến tài nguyên rừng vùng Bắc Trung bộ - Tài liệu đánh máy Viện điều tra Quy hoạch rừng.
7.      Viện Điều tra Quy hoạch rừng, 1995. Tài liệu thống kê tài nguyên rừng - Chương trình điều tra đánh giá diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc 1991-1995.
8.      Danh lục các loài thú Việt Nam - Đặng Huy Huỳnh. Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật. Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia.
9.      Dẫn liệu về loài Sao la ở A Lưới - Thừa Thiên Huế. GS TS Đặng Huy Huỳnh - PTS Hoàng Minh Khiên, Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật. Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia.


PHỤ LỤC
DẪN GIẢI TÌM THẤY SAO LA TẠI XÃ A ROÀNG HUYỆN A LƯỚI

1. Thông tin :
            Ngày 28/5/1998, lúc 15h VP Chi cục Kiểm lâm tỉnh TTH nhận được thông tin từ Hạ KL A Lưới co hay rằng những người dân ngụ tại thôn Ka Rôn, xã A Roàng đã tìm thấy 1 con Sao la, họ đang nhốt tại Khe Ong (hệ thống khe đổ về thượng nguồn sông Bồ) cách thôn Ka Rôn chừng nửa ngày đường rừng.
            Trước đó, Chi cụ Kiểm lâm đã tổ chức các đơt tuyên truyền về bảo vệ Sao la tại các thôn bản thuộc xã A Roàng và thực hiện chuyến khảo sát tại hiện trường rừng dọc theo thượng nguồn sông Bồ, đã có rất nhiều dấu vết hoạt động của Sao la thu thập được.

2. Các bước xử lý ban đầu :
            Chiều ngày 28/5/1998 các cán bộ Hạt KL A Lưới đã đến tại hiện trường nơi nhốt Sao la để tổ chức bảo vệ chờ quyết định của Chi cục Kiểm lâm.
            Ngày 29/5/1998 các cán bộ chuyên môn của Chi cục KL đã đến làm việc với chính quyền, các cơ quan liên quan tại huyện A Lưới, xã A Roàng thông báo sự việc và đi đến quyết định thả côn vật vào rừng.
            Trưa 30/5/1998 đoàn cán bộ thuộc lực lượng kiểm lâm và đại diện của chính quyền địa phương đến tại hiện trường. Sau khi hoàn tất việc thu lại hình ảnh con vật, đoàn đã thả con vật (đang trong tình trạng khỏe mạnh) và rừng trong buổi trưa ngày 30/5/1998 trước sự chứng kiến của tất cả các thành viên trong đoàn.

3. Những thông tin liên quan :
            Qua phỏng vấn các ông :
            - Hồ văn Ngọc - 16 tuổi - dân tộc Tà Ôi - nghề nghiệp học sinh;
            - Hồ Văn Hồi - 23 tuổi - dân tộc Tà Ôi -  nghề nghiệp làm rẫy;
            - Hồ Văn Bai - 15 tuổi - dân tộc Tà Ôi -  nghề nghiệp học sinh.
            Cả 3 đều ngụ tại thôn Ka Rôn xã A Roàng huyện A Lưới là những người đã đem chó săn vào rừng để săn rùa, họ cho biết :

Thời gian và địa điểm phát hiện con vật :
            Lúc 8h sáng  ngày 28/5/1998 phát hiện Sao la tại khu vực thượng nguồn Khe Ong (thuộc tiểu khu rừng 1097).

Cách phát hiện và bắt Sao la :
            Do chó săn phát hiện dồn xuống khe cạn (nhánh trái của khe Ong). Bởi vì hai bên khe là vách đá dựng đứng cùng với sự tấn công kịch liệt của chó săn nên Sao la chỉ đứng yên một chỗ . Tuy vậy trước đó con vật tỏ ra rất hung dữ, đã dùng sừng đâ thủng bụng một chó săn. Sao la khi tấn công chó săn thường gầm lên, tiếng gầm nghe gần giống tiếng trâu bò.
            Ba ông Ngọc, Hồi Bai đã dùng dây mây buôc sừng và cổ co vât cố định vào cây ở hai bên vách núi.

4. Mô tả con vật ở hiện trường nơi bắt được Sao la :
            Đây là con Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) , con vật nặng ước chừng 75-80kg, đạng mạng thai, đang trong tình trạng khỏe mạnh.
            Khu vực khe Ong (tiểu khu rừng 1097, địa phận xã A Roàng thuộc khu vực rừng phòng hộ, là lưu vực khe đổ về thượng nguồn Sông Bồ. Địa hình ở đây rất dốc, hiểm trở, chia cắt mạnh bởi nhiều khe cạn (nhánh nhỏ của các khe chính). Sườn núi dựng đứng dọc theo khe. Đất đai khu vực này ẩm, chủ yếu là đất đỏ vàng phát triển trên đá mẹ granit.
            Theo thống kê hiện trạng tài nguyên rừng, tiểu khu 1097 có diện tích 1001ha, trong đó rừng giàu có 37ha, rừng trung bình 244ha, rừng nghèo 325ha.
            Khu vực khe Ong, nơi bắt được Sao la có trạng thái rừng trung bình, tổ thành đơn giản, tầng cây cao chủ yếu là các loài cây ưa sáng. Tầng lâm hạ có nhiều loài là nguồn thức ăn rất thích hợp với sao la như me chua hoa đỏ, môn vooc, môn thục...

5. Các bước công việc tiếp theo :
            Sau khi thả Sao la vào rừng, Chi cục Kiểm lâm TTH đã chỉ đạo Hat KL A Lưới bố trí lực lượng bảo vệ ngay tại khu vực khe Ong và các vùng rừng xung quanh nhằm loại trừ khả năng dân chúng địa phương săn bắt con vật trở lại.
Kiểm lâm A Lưới cũng đã tiến hành  tổ chức họp dân theo từng cụm dân cư để thông báo tình hình, tuyên truyền đồng thời khuyến cáo việc hợp tác bảo vệ sao la cũng như các loài động vật hoang dã khác.
            Tham mưu với UBND huyện A Lưới  ban hành chỉ thị tăng cường bảo vệ động vật hoang dã, đăc biệt với sao la, chỉ thị này sẽ được Kiểm lâm A lưới phối hợp với chính quyền các xãphổ biến đến tận các thôn bản.
            Có chế độ khen thưởng những tổ chức, cá nhân đã đóng góp công sức trong việc phát hiện và giải phóng con sao la nói trên.







PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH DẤU VẾT CHÂN SAO LA GHI NHẬN
VẼ TRÊN GIẤY BÓNG TRONG
















ĐỊA ĐIỂM :
            Nhánh trái khu vực sườn núi khe La Vân. Cách huyện Hiên khoảng 3km theo hướng Tây Nam, Xã Thượng Long huyện Nam Đông
            Ghi nhận lúc : 9h5’ ngày 28 tháng 2 năm 1998.

















ĐỊA ĐIỂM :

























ĐỊA ĐIỂM :
Dấu vết chân thú móng vuốt hgi nhận tại khu vực ngon nhánh khe La Vân cáhc biên giới Quảng Nam 1,5km theo đường chim bay.
Dấu vết chân ghi nhận ở khu vực hang rộng khoảng 20m cạnh suối (thác), trong hang còn nhiều dấu vết ăn như xương thú, vỏ cua... xã Thượng Long, Nam Đông.
Kích thước dấu chân : dài 9cm ; rộng 8,5cm
Thời điểm : lúc 11h45’ ngày 27 tháng 2 năm 1998.
















ĐỊA ĐIỂM :
Nhánh trái khe La Vân, xã Thượng Long, Nam Đông. Khu vực sườn dốc, có nhiều khe cạn và dấu vết ăn ở một số loài cây...
Thời gian phát hiện : lúc 11h35’ ngày 28 tháng 2 năm 1998.




















ĐỊA ĐIỂM :
Khu vực ven suối (cát), nhánh phải khe Nghĩa. Có dấu vết ăn ở các loài cây như nõn chuối non, môn voóc...
Thời gian : lúc 10h15’ ngày 7 tháng 9 năm 1997 xã Dương Hòa, Hương Thủy.